QC huong dan tai nhanh HSMT

100% các bạn đã hiểu về Nhà thầu liên danh chưa?

Thứ năm - 10/12/2020 03:34
Nhà thầu liên danh hay liên danh nhà thầu trong đấu thầu là một khái niệm rất gần gũi nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ bản chất. Chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn 100% không phải bạn nào cũng hiểu về nhà thầu liên danh. Hãy cùng Huongdandauthau.vn phân tích dưới bài viết sau đây.


Tại sao phải liên danh?


Liên danh nhà thầu là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh và thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu. "Nhà thầu liên danh" & "Liên danh nhà thầu" là khái niệm thuộc điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013.

Khi tham dự một gói thầu, trong trường hợp năng lực nhà thầu không đủ thì sẽ phải thực hiện liên danh với nhà thầu khác để thành lập một nhà thầu liên danh tham dự gói thầu. Đây là cách hiểu cơ bản và thông thường nhất, tuy nhiên từng nội dung, yêu cầu ra sao để liên danh thì không phải nhà thầu nào cũng nắm vững. Nguyên tắc cơ bản việc liên danh là được phép cộng năng lực kinh nghiệm (trừ số năm nhé). Nhưng để tránh hiểu nhầm, chúng ta cần hiểu rõ vấn đề không phải là đơn vị mình không có một chút năng lực, kinh nghiệm nào (doanh nghiệp mới thành lập chẳng hạn) thì liên danh với một đơn vị khác đủ năng lực kinh nghiệm khác để thực hiện gói thầu là không chính xác, bởi lẽ khi liên danh, các bên phải phân chia công việc và thỏa thuận tỷ lệ (%) trong liên danh, khi đó năng lực, kinh nghiệm cũng được tính theo thỏa thuận này.


Nhà thầu liên danh cần phải chú ý những gì?

 

1. Đảm bảo dự thầu cho nhà thầu liên danh

Việc này gần như đã được quy định rõ như là nguyên tắc nhất quán của tất cả các hồ sơ mời thầu:
Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:
a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại hồ sơ mời thầu.
b) Thành viên đứng đầu liên danh sẽ thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên đứng đầu liên danh.

Cũng cần lưu ý nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm một trong các trường hợp quy định của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của cả liên danh sẽ không được hoàn trả và nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì hồ sơ dự thầu của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp.

2. Thỏa thuận liên danh

Việc đầu tiên khi xác lập liên danh đó là thỏa thuận liên danh, dù ở bất cứ gói thầu nào các bên cũng cần xác lập thỏa thuận liên danh, trong đó có hai nội dung cần phải thảo luận và thống nhất là phạm vi công việc (phân chi công việc) và tỷ lệ giá trị đảm nhận so với tổng giá dự thầu. Sau khi đã xác định rõ, các bên tiến hành ký thỏa thuận liên danh, trường hợp đấu thầu qua mạng hay đấu thầu không qua mạng thì tài liệu này rất quan trọng cần phải cung cấp theo hồ sơ dự thầu, do đó cần bảo quản hoặc scan ra file. Ở bươc này cũng cần lưu ý tỷ lệ mà các nhà thầu tham gia thỏa thuận nó sẽ liên quan tới năng lực tài chính, hợp đồng tương tự tương ứng theo tỷ lệ. Ví dụ: Doanh thu yêu cầu năm 2019 là tối thiểu 100 tỷ đồng, thỏa thuận liên danh nhà thầu A/B=40%/60%, khi đó doanh thu tối thiểu năm 2019 nhà thầu A/B=40 tỷ/60 tỷ.

3. Năng lực thông qua hợp đồng tương tự

Bước tiếp theo đó là xác định năng lực thông qua hợp đồng tương tự, thường do không đủ yếu tố này nên các nhà thầu phải liên danh lại với nhau. Tại bước này cần phải hiểu rõ như nêu ở trên là "đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu". Ví dụ: cũng với thỏa thuận theo tỷ lệ nêu trên, trong trường hợp HSMT yêu cầu nhà thầu đã thực hiện ít nhất 01 hợp đồng tương tự với giá trị là 100 tỷ đồng, khi đó để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu thì nhà thầu A phải có tối thiểu 01 hợp đồng có tính chất tương tự có giá trị 40 tỷ đồng, nhà thầu B phải có tối thiểu 01 hợp đồng có tính chất tương tự có giá trị 60 tỷ đồng. Qua đây chúng ta thấy sẽ nảy sinh một vấn đề ngoài lề đấy là cơ hội nào cho các nhà thầu mới thành lập, câu trả lời là quy định cứng là như vậy, để dần tiến tới có năng lực thực sự khi tham dự đối với các nhà thầu mới thành lập thì các nhà thầu phải "chịu khó" thực hiện các gói thầu nhỏ thông qua làm thầu phụ, thông qua chỉ định thầu thì từ đó mới tích lũy được dần năng lực.

4. Nhân sự tham gia

Đối với gói thầu xây lắp: sau khi đã xác định được hợp đồng tương tự đáp ứng, bước tiếp theo là cần chuẩn bị nhân sự, thiết bị để tham gia hồ sơ dự thầu, ở bước này cần lưu ý đối với chức danh chỉ huy trưởng công trường thông thường để đáp ứng mỗi nhà thầu cần bố trí một chỉ huy trưởng, có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của gói thầu. Trường hợp chỉ bố trí một chỉ huy trưởng thì nên nêu rõ thực hiện nhiệm vụ cho cả gói thầu. Đối với phần thuyết minh biện pháp thi công cũng cần lưu ý thuyết minh đối với phần việc của cả các thành viên liên danh, biện pháp thi công của từng thành viên tham gia đảm nhận công việc trong liên danh, khả năng huy động thiết bị, tiến độ thực hiện cũng phải logic với phần thỏa thuận cũng như năng lực tham gia trong liên danh. Lưu ý khi thực hiện liên danh khi tham gia qua mạng thì nhà thầu cần tạo liên danh trước (Bước tạo liên danh sau khi đăng nhập), sau đó các nhà thầu tham gia cùng sẽ xác nhận trên hệ thống đấu thầu quốc gia thì mới tiên hành thực hiện các bước tiếp theo được.

Đối với gói thầu tư vấn, lĩnh vực tư vấn quan trọng nhất đó là phần nhân sự bố trí thực hiện gói thầu, do đó các bên cần phải bố trí nhân sự phù hợp, đặc biệt là phù hợp với phạm vi công việc của mình trong liên danh. Đối với nhân sự thực hiện, quan trọng nhất là lý lịch công việc cần phải thực hiện khai đầy đủ theo mẫu, chuẩn bị các tài liệu để chứng minh là nhân sự đó đã tham gia những dự án đã kê khai. Đối với thực hiện gói thầu qua mạng chúng ta cũng phải thực hiện bước tạo liên danh trước, ngoài ra xin lưu ý là riêng gói thầu tư vấn khi thực hiện qua mạng sẽ rất mất nhiều thời gian kê khai do đó chúng ta đừng chủ quan gần đến thời điểm đóng thầu mới thực hiện, nên chủ động kê khai (và lưu trên hệ thống) trước một vài ngày.

Đối với các gói thầu khác thì tùy theo từng yêu cầu của hồ sơ mời thầu mà chúng ta thực hiện theo, các bước và lưu ý thì khá giống với gói thầu xây lắp nêu ở trên nên chúng tôi không nhắc lại nữa.

Trên đây là bài viết của Huongdandauthau.com lưu ý những điểm quan trọng khi liên danh tham gia đấu thầu, nếu quý độc giả có thắc mắc hay vấn đề cần quan tâm đến lĩnh vực đấu thầu vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0904634288 (Hotline) để được giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả: Son Vu

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

QC xem TBMT phải cài Java
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay1,259
  • Tháng hiện tại34,137
  • Tổng lượt truy cập1,258,638

Liên hệ

  • Tầng 6, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà, Số 131 Đường Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0904634288
  • Email: contact@dauthau.asia
Liên hệ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây