Mid-page advertisement

Bảo đảm cạnh tranh được quy định như thế nào theo Luật Đấu thầu 2023?

Thứ bảy - 27/01/2024 04:10
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là một trong số những quy định được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi Luật Đấu thầu 2023 ra đời. Vậy bảo đảm cạnh tranh được quy định như thế nào? Hãy cùng Huongdandauthau.vn giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé!
Bảo đảm cạnh tranh được quy định như thế nào theo Luật Đấu thầu 2023?

Khái niệm về bảo đảm cạnh tranh

Mục đích của bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là đảm bảo được sự cạnh tranh và công bằng trong các nhà thầu khi tham gia, nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu uy tín, đáp ứng yêu cầu gói thầu doanh nghiệp đang mời thầu. 

Luật Đấu thầu 2023 quy định đảm bảo cạnh tranh như thế nào?

Bảo bảo cạnh tranh trong đấu thầu được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm những thông tin sau:

Đối với nhà thầu

Khi nhà thầu thực hiện nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển phải độc lập về vấn đề pháp lý và tài chính với các bên sau:

  • Nhà thầu tư vấn phải có nhiệm vụ tổ chức và lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, quản lý dự án và thực hiện công tác giám sát. Đồng thời, nhà thầu này cũng chịu trách nhiệm về việc tư vấn lập, thẩm tra, và thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán. Ngoài ra, công ty còn tham gia vào quá trình lập và thẩm định nhiệm vụ khảo sát cũng như thiết kế.

  • Nhà thầu tư vấn chịu trách nhiệm đánh giá hồ sơ quan tâm và hồ sơ dự sơ tuyển.

  • Nhà thầu tư vấn có nhiệm vụ thực hiện thẩm định kết quả mời quan tâm và kết quả sơ tuyển.

  • Với chủ đầu tư, bên mời thầu, đối với trường hợp nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó, hoặc là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đó.

Bảo đảm cạnh tranh theo Luật Đấu thầu 2023
Bảo đảm cạnh tranh theo Luật Đấu thầu 2023

Đối với nhà thầu tham dự thầu

Nhà thầu tham gia đấu thầu cần đảm bảo phải độc lập về pháp lý và tài chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 của Luật Đấu thầu năm 2023, điều này cũng áp dụng đối với các bên sau đây:

  • Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát.

  • Nhà thầu tư vấn chịu trách nhiệm lập, thẩm tra, và thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán.

  • Nhà thầu tư vấn có nhiệm vụ lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát và thiết kế.

  • Nhà thầu tư vấn tham gia vào việc lập và thẩm định hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu.

  • Nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất.

  • Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trong gói thầu đó.

  • Nếu có các nhà thầu khác tham gia trong một gói thầu của đấu thầu hạn chế, cũng cần bảo đảm sự độc lập.

Với những nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, nhà thầu thực hiện hợp đồng, tư vấn kiểm định gói thầu cần đảm bảo cạnh tranh trong quá trình thực hiện thầu thông qua việc độc lập về pháp lý và tài chính.

Đối với nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư khi tham dự thầu cần phải độc lập về pháp lý và tài chính với các bên, cụ thể:

  • Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu chịu trách nhiệm trong quá trình quản lý thầu.

  • Nhà thầu tư vấn có trách nhiệm lập và thẩm định hồ sơ mời thầu. 

  • Nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu. 

  • Nhà thầu tư vấn thực hiện nhiệm vụ thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho đến khi ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.

Các điều kiện đánh giá nhà thầu độc lập về pháp lý và tài chính

Nhà thầu khi đáp ứng các quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Luật Đấu thầu 2023:

Điều kiện đánh giá nhà thầu độc lập về pháp lý và tài chính
Điều kiện đánh giá nhà thầu độc lập về pháp lý và tài chính
  • Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

  • Cổ phần và phần vốn góp giữa nhà thầu và chủ đầu tư, bên mời thầu không vượt quá 30% của nhau.

  • Trong trường hợp cùng thầu tham gia trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế, giá trị cổ phần hoặc phần vốn góp giữa nhà thầu và chủ đầu tư, bên mời thầu không vượt quá 20% của nhau.

  • Khi nhà thầu tham gia thầu với nhà thầu tư vấn trong một gói thầu, cổ phần hoặc phần vốn góp chung; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào khác, mức giới hạn không vượt quá 20%.

Hy vọng những chia sẻ trên của DauThau.info về hình thức bảo đảm cạnh tranh sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó áp dụng đúng và hiệu quả cho doanh nghiệp mình.

Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kỳ thắc mắc cần trao đổi, bạn có thể liên hệ với Huongdandauthau.vn để được hỗ trợ:

Nguồn: Quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2023

Tác giả: Linh Hồ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,025
  • Tháng hiện tại1,372
  • Tổng lượt truy cập969,323

Liên hệ

  • Tầng 6, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà, Số 131 Đường Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0904634288
  • Email: contact@dauthau.asia
Liên hệ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây