QC huong dan tai nhanh HSMT

TOP 5 thắc mắc về nhà thầu liên danh, nhà thầu nên biết!

Thứ sáu - 04/08/2023 05:21
Khi tham gia đấu thầu liên danh, sẽ có nhiều tình huống xảy ra mà nhà thầu không biết xử lý như thế nào. Trong bài viết dưới đây, Huongdandauthau.vn sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp về nhà thầu liên danh, các bạn cùng tham khảo nhé!
TOP 5 thắc mắc về nhà thầu liên danh, nhà thầu nên biết!
TOP 5 thắc mắc về nhà thầu liên danh, nhà thầu nên biết!

1. Có được thay đổi tỷ lệ % công việc trong thỏa thuận liên danh?

Câu hỏi: Nhà thầu liên danh có được thay đổi tỷ lệ % công việc trong thỏa thuận liên danh không?

DauThau.info giải đáp: Hồ sơ mời thầu (HSMT) đã có quy định rõ về việc đánh giá năng lực kinh nghiệm với trường hợp nhà thầu liên danh. Dựa trên tỷ lệ % công việc của từng thành viên liên danh và ác tiêu chí đưa ra trong HSMT mà tổ chuyên gia sẽ đánh giá nhà thầu trúng - trượt thầu. Chính vì vậy, nếu nhà thầu đã trúng thầu thì không thể thay đổi tỷ lệ % công việc, bởi nó sẽ làm thay đổi phần công việc giữa các thành viên, làm cho cuộc đấu thầu không còn đủ yếu tố công bằng minh bạch với các nhà thầu khác nữa.

XEM CHI TIẾT: Có được thay đổi tỷ lệ % công việc trong thỏa thuận liên danh

2. Nhà thầu liên danh có cần thực hiện đảm bảo dự thầu?

Câu hỏi: Nhà thầu liên danh với nhà thầu chính có phải thực hiện bảo đảm dự thầu không?

DauThau.info giải đáp: Việc nhà thầu liên danh có cần thực hiện đảm bảo dự thầu hay không còn tùy thuộc vào thỏa thuận liên danh các bên ký với nhau như thế nào, thông thường đối với tình huống này có 2 cách xử lý như sau:

1/ Ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh đứng ra bảo lãnh cho cả liên danh
2/ Các thành viên thực hiện bảo lãnh riêng lẻ theo tỷ lệ”


XEM CHI TIẾT: Nhà thầu liên danh có cần thực hiện đảm bảo dự thầu 

3. Có được chuyển nhượng phần công việc của mình cho thành viên liên danh khác?

Câu hỏi: Sau khi trúng thầu, nhà thầu liên danh có được phép chuyển nhượng phần công việc của mình cho thành viên liên danh khác không?

DauThau.info giải đáp: Theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các hành vi BỊ CẤM trong đấu thầu như sau:

8. Chuyển nhượng thầu trong trường hợp sau: 
a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;


Như vậy, pháp luật NGHIÊM CẤM trường hợp nhà thầu chuyển nhượng phần công việc của mình cho nhà thầu khác sau khi trúng thầu, kể cả nhà thầu liên danh. 

nhà thầu liên danh
Nhà thầu liên danh (Hình minh họa)

XEM CHI TIẾT: Có được chuyển nhượng phần công việc của mình cho thành viên liên danh khác 

4. Không đủ năng lực kinh nghiệm có được tham gia đấu thầu với tư cách liên danh?

Câu hỏi: Công ty mới thành lập nên chưa đủ năng lực kinh nghiệm. Vậy có được phép liên danh với một đơn vị khác đủ năng lực kinh nghiệm để cùng tham gia dự thầu được không?

DauThau.info giải đáp: Có thể liên danh với nhà thầu khác tuy nhiên cần phải xem xét kỹ đến những yêu cầu cụ thể trong HSMT, đặc biệt là những tiêu chí yêu cầu “Năng lực kinh nghiệm của thành viên tương ứng với phần công việc đảm nhận”.

XEM CHI TIẾT: Không đủ năng lực kinh nghiệm có được tham gia đấu thầu với tư cách liên danh 

5. Nhà thầu liên danh từ chối thực hiện hợp đồng, phải xử lý như thế nào?

Câu hỏi: 3 nhà thầu A, B, C có liên danh cùng tham gia một gói thầu và đã trúng thầu. A và C đã hoàn thành công việc, còn B lại xin từ chối không đảm nhận phần việc đã được phân công trong hợp đồng. Vậy phải xử lý thế nào?”

DauThau.info giải đáp: Với trường hợp này, cả 3 nhà thầu tham gia gói thầu liên danh này đều bị đánh giá là vi phạm thỏa thuận hợp đồng và không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 6 Điều 68 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

6. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Với phần công việc của B sẽ được xử lý theo một trong hai phương án sau:
  • Phương án 1: Nếu A và C có khả năng đáp ứng yêu cầu đã nêu trong hồ sơ mời thầu thì có thể xem xét để cho phép A và C (hoặc một trong hai) có thể thực hiện tiếp phần công việc của B chưa thực hiện. 
  • Phương án 2: Nếu A và C không thể đảm nhận được phần việc của B thì phía chủ đầu tư xem xét để áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.
XEM CHI TIẾT: Nhà thầu liên danh từ chối thực hiện hợp đồng, xử lý như thế nào?

Trên đây là 05 tình huống về nhà thầu liên danh mà Huongdandauthau.vn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng những thông tin quý báu trên sẽ giúp nhà thầu tránh được những lỗi đáng tiếc xảy ra trong quá trình tham dự thầu, từ đó gia tăng cơ hội trúng thầu.

Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc về nhà thầu liên danh hoặc các tình huống gặp phải trong đấu thầu, hãy liên hệ ngay với Huongdandauthau.vn qua:

Tác giả: Phượng Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

QC xem TBMT phải cài Java
Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay1,279
  • Tháng hiện tại34,157
  • Tổng lượt truy cập1,258,658

Liên hệ

  • Tầng 6, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà, Số 131 Đường Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0904634288
  • Email: contact@dauthau.asia
Liên hệ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây