Căn cứ vào khoản 23 Điều 4 Luật Đấu Thầu 2023 có quy định như sau: “Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”
Như vậy, hồ sơ đấu thầu là hồ sơ dự thầu (hoặc hồ sơ đề xuất), trong đó bao gồm các tài liệu do nhà thầu lập và nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Tùy ngữ cảnh, nó còn được gọi là hồ sơ chào thầu, gồm 1 túi (kỹ thuật và tài chính) hoặc 2 túi riêng biệt.
Về hồ sơ đấu thầu, không có quy định chung nào áp dụng cho mọi hồ sơ đấu thầu, vì yêu cầu cụ thể phụ thuộc vào từng loại gói thầu (xây lắp, mua sắm, tư vấn…). Nhà thầu cần nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu để chuẩn bị đầy đủ. Một bộ hồ sơ đấu thầu hoàn chỉnh thường bao gồm 2 phần: Giấy tờ chung, tài liệu bổ sung tùy theo đặc thù gói thầu. Cùng tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo!
Đối với tất cả bộ hồ sơ đấu thầu, những thông tin cơ bản về nhà thầu đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tham gia đấu thầu.
Những giấy tờ chung là cần thiết mà bộ hồ sơ nào cần có:
Giấy Đăng ký kinh doanh.
Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương (Tham khảo bài viết hướng dẫn)
Chứng chỉ năng lực hoạt động.
Các chứng nhận (ví dụ ISO...)
Giấy phép bán hàng (đối với một số mặt hàng đặc biệt cần yêu cầu).
Trong bài viết này, Huongdandauthau.vn sẽ chia sẻ đến quý doanh nghiệp chi tiết về các loại giấy tờ cụ thể mà nhà thầu cần chuẩn bị khi tham dự gói thầu xây lắp. Hồ sơ đấu thầu gói thầu xây lắp là tập hợp các tài liệu mà nhà thầu cần chuẩn bị để tham gia đấu thầu các dự án xây dựng, lắp đặt công trình. Đây là bước quan trọng để chứng minh năng lực và cam kết thực hiện dự án, từ đó thuyết phục bên mời thầu lựa chọn.
Những loại giấy tờ cần có trong hồ sơ gói thầu xây lắp mà nhà thầu cần chuẩn bị khi tham dự thầu, cụ thể:
Đơn dự thầu: Tài liệu mở đầu, thể hiện ý định và cam kết của nhà thầu với gói thầu xây lắp.
Bảo đảm/bảo lãnh dự thầu: Thư cam kết từ ngân hàng, đảm bảo nhà thầu không rút lui sau khi nộp hồ sơ.
Ủy quyền (nếu có)
Thỏa thuận liên danh (nếu tham gia với tư cách liên danh) quy định trách nhiệm, quyền lợi giữa các thành viên khi đấu thầu theo nhóm.
Tài liệu chứng minh về nguồn lực tài chính để thực hiện hợp đồng. Bao gồm: Cam kết tín dụng từ ngân hàng, báo cáo tài chính 1-3 năm gần nhất.
Kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng tương tự. Nhà thầu có thể cung cấp hợp đồng đã hoàn thành, biên bản nghiệm thu, hóa đơn VAT.
Năng lực và kinh nghiệm nhân sự chủ chốt. Hồ sơ nhân sự: Bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm của đội ngũ thực hiện gói thầu.
Năng lực về thiết bị thi công:Tên, số lượng thiết bị; giấy tờ sở hữu hoặc hợp đồng thuê.
Đề xuất về mặt kỹ thuật.
Đề xuất về giá dự thầu và đơn giá dự thầu thuộc các bảng biểu.
Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế (nếu có)
Sau đây là một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, quý doanh nghiệp cần nắm rõ, cụ thể:
Nhà thầu cần đọc kỹ hồ sơ mời thầu để không bỏ sót bất kỳ yêu cầu nào, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định.
Hồ sơ phải được nộp đúng hạn, tránh sai sót hình thức như thiếu chữ ký hoặc dấu, vì những lỗi này có thể dẫn đến bị loại ngay lập tức.
Các bản sao công chứng sử dụng trong hồ sơ cần còn hiệu lực, thường trong vòng 6 tháng, để đảm bảo tính hợp lệ.
Hồ sơ đấu thầu cần trình bày rõ ràng, chuyên nghiệp, giúp nổi bật trước các đối thủ cạnh tranh và tăng cơ hội trúng thầu.
Tham khảo thêm hồ sơ đấu thầu của các gói thầu khác tại bài viết: Hồ sơ dự thầu là gì? Bộ hồ sợ dự thầu gồm những gì quan trọng?
Như vậy, bài viết trên của Huongdandauthau.vn đã chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến hồ sơ đấu thầu. Trường hợp có thắc mắc về tình huống đấu thầu hoặc cần tư vấn về phần mềm hỗ trợ đấu thầu, hãy liên hệ ngay với Huongdandauthau.vn qua các kênh sau:
Hotline: 0904.634.288 - 024.8888.4288
Website: https://huongdandauthau.vn
Tác giả: Linh Hồ
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn