Mid-page advertisement

“Quân Xanh, Quân Đỏ” - Bài học kinh nghiệm rút ra từ những nỗi đau

Thứ năm - 21/01/2021 21:56
Hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” đang là tác nhân làm hư hại, méo mó công tác đấu thầu, gây ra nhiều cuộc thầu “nội bộ” thiếu tính cạnh tranh. Những hành vi này diễn ra vô cùng tinh vi, biểu hiện là hai hay nhiều nhà thầu luôn đi kèm với nhau, bám sát nhau trong nhiều gói thầu, lúc thắng, lúc thua nhưng luôn có chủ đích và luôn nằm trong kế hoạch.
“Quân Xanh, Quân Đỏ” - Bài học kinh nghiệm rút ra từ những nỗi đau
“Quân Xanh, Quân Đỏ” - Bài học kinh nghiệm rút ra từ những nỗi đau

Thế nào là “Quân xanh, quân đỏ”?

  • Quân xanh là quân giả, làm nhiệm vụ lót đường. Nhà thầu quân xanh là nhà thầu "tham gia để trượt".
  • Quân đỏ là là nhà thầu được sắp xếp để trúng thầu. Ví dụ: các nhà thầu quân xanh bỏ giá cao cho trượt thầu, để nhà thầu quân đỏ trúng thầu. 


“Quân xanh, Quân đỏ” nỗi ám ảnh của nhà thầu theo thời gian

Tình trạng nhà thầu bị loại bởi Hồ sơ dự thầu (HSDT) không đủ tư cách hợp lệ cũng chẳng còn là xa lạ gì, số lượng nhà thầu dự thầu “cho vui” hay “dự cho đủ" điều kiện mở thầu cũng ngày càng nhiều. Lý do mà nhiều nhà thầu bị loại thường nằm ở những điều kiện sơ đẳng, tối thiểu nhất như HSDT không hợp lệ hoặc không có bảo lãnh dự thầu, hồ sơ không niêm phong, đơn dự thầu cũng không hợp lệ…

Báo Đấu Thầu từng có dòng bình luận: “đi đấu thầu mà bị loại bởi tư cách hợp lệ của HSDT hoặc không đáp ứng những tiêu chí tối thiểu như không có bảo lãnh dự thầu, hồ sơ không niêm phong, đơn dự thầu không hợp lệ… không khác nào “đi cày quên trâu”, “đi thi quên bút”…”

Nhưng, nhà thầu không phải là người nông dân, lại càng không phải là anh học trò. Việc bị loại bởi lý do HSDT không đáp ứng về tư cách hợp lệ thì liệu có phải nhà thầu hoàn toàn ngây ngô đến mức “vô can” chăng? Bởi không một nhà thầu đàng hoàng nào đi dự thầu lại để bị loại vì những lý do “lông gà vỏ tỏi” này cả.

Vậy thì chỉ có chuyện nhà thầu này tham dự với mục đích làm quân xanh cho nhà thầu khác, đôi khi còn có sự tiếp tay của bên mời thầu để “dựng nên một vở kịch” trong đấu thầu. Như vậy, đối với những gói thầu này, tính minh bạch và hiệu quả cũng như sự cạnh tranh lành mạnh là không tồn tại và hậu quả của nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà thầu sạch. Và chắc chắn giá trúng thầu sẽ cực kỳ cao và gần sát với giá gói thầu được phê duyệt.

Ngày 12/5, Báo Đấu Thầu đưa tin về trường hợp gói thầu số 66.2 có giá 37,268 tỷ đồng, được đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng theo phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ. Gói thầu do Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành dân dụng và công nghiệp tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư trực tiếp mời thầu. Có 4 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu (HSDT), trong đó, 3 nhà thầu bị loại ở bước đánh giá về kỹ thuật. Nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật và được mở hồ sơ đề xuất về tài chính là Liên danh Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Bách Thắng - Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phú Hưng với giá dự thầu là 37,166 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm 0,27%. Điều này cũng khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về tính minh bạch trong gói thầu này. Xem thêm về vụ việc tại Báo Đấu Thầu


Kinh nghiệm nhận định “quân xanh” trong đấu thầu.

Tính đến hết năm 2017, những thông tin về các nhà thầu vi phạm đã bị “bêu tên” trên trang Mua Sắm Công và được công khai rộng rãi (xem tại đây). Tuy vậy kể từ 01/01/2018 đến nay, danh sách này vẫn chưa được cập nhật (xem chi tiết tại đây). Chính vì thế, “quân xanh” trong đấu thầu vẫn còn “đất sống”, thậm chí “sống” tốt bởi vẫn còn tình trạng nhà thầu cấu kết với nhau hoặc nhiều chủ đầu tư móc nối với nhà thầu hay nhắm mắt làm ngơ khiến “mảnh đất” thiếu cạnh tranh, thiếu minh bạch trong đấu thầu ngày càng màu mỡ.

Tuy nhiên, để giới truyền thông hay cơ quan chức năng biết đâu là nhà thầu quân xanh để có những lời khuyên tốt cho nhà thầu sạch là việc thực sự khó khăn, bởi phải có những biện pháp hiệu quả mới có khả năng “chỉ mặt bêu tên”. Nếu như nhà thầu vẫn cố tình lách luật bằng cách “sơ ý” sai sót “một vài chi tiết” dẫn đến việc không đủ tư cách hợp lệ thì tình trạng quân xanh quân đỏ vẫn còn tồn tại và khó có thể kiểm soát.

Để phòng tránh tình trạng này, các nhà thầu sạch có thể sử dụng gói phần mềm VIP3 - Đọc vị đối thủ cạnh tranh và bên mời thầu của phần mềm DauThau.INFO. Gói phần mềm này sẽ giúp phân tích quan hệ giữa bên mời thầu - nhà thầu, và giữa các nhà thầu với nhau nhằm tìm ra mối quan hệ "gần" (tiềm ẩn nguy cơ "quân xanh quân đỏ" trong đấu thầu). Một số tính năng nổi bật của gói VIP3 như sau:
  • Phân tích quan hệ giữa nhà thầu với các bên mời thầu bằng cách: Xem nhà thầu tham gia những gói thầu nào? Xem nhà thầu hay quan hệ với các bên nào?
  • Phân tích quan hệ giữa bên mời thầu với các nhà thầu.
  • "Soi" quan hệ giữa các nhà thầu với nhau.
Tìm hiểu chi tiết về gói VIP3 tại đây: VIP3 - Đọc vị đối thủ cạnh tranh và bên mời thầu

Ngoài việc sử dụng công cụ VIP3 để phân tích và nhận diện quân xanh quân đỏ, DauThau.INFO sẽ có bài chia sẻ kinh nghiệm nhận diện các gói thầu có dấu hiệu mà nhà thầu không nên tham gia để giúp các nhà thầu tránh mất thời gian vào những gói thầu tiềm ẩn nguy cơ quân xanh quân đỏ, quây thầu, vây thầu, cài thầu... 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,942
  • Tháng hiện tại7,406
  • Tổng lượt truy cập1,176,922

Liên hệ

  • Tầng 6, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà, Số 131 Đường Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0904634288
  • Email: contact@dauthau.asia
Liên hệ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây