Tình huống thực tế dẫn đến thư bảo lãnh dự thầu không hợp lệ
Trong tất cả các hồ sơ mời thầu dù là đấu thầu qua mạng hay không qua mạng bao giờ cũng có mẫu bảo lãnh dự thầu chuẩn, khi thực hiện thông thường nhà thầu cần đề nghị ngân hàng phát hành theo mẫu này. Tuy nhên, thực tế triển khai đôi khi có một số ngân hàng sử dụng mẫu có sẵn, khi nhà thầu nhận được thư bảo lãnh từ ngân hàng chỉ kiểm tra về tên đơn vị thụ hưởng (Bên mời thầu), thời gian có hiệu lực của bảo lãnh, giá trị của bảo lãnh theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu mà không kiểm tra cụ thể từng điều khoản có đáp ứng yêu cầu của mẫu bảo lãnh kèm theo hồ sơ mời thầu không. Thông thường các điều kiện được nêu trong mẫu bảo lãnh khi bên mời thầu yêu cầu bên cấp bảo lãnh thanh toán đối với trường hợp nhà thầu vi phạm một trong các yêu cầu sau:
- Nhà thầu rút E-HSDT sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E-HSDT;
- Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định;
- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định.
Trở lại tình huống hay gặp đó là ngân hàng thường nêu thiếu ít nhất một trong số năm điều khoản nêu trên, việc đó dẫn đến thư bảo lãnh có thể bị đánh giá là không hợp lệ do kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu. Đây cũng là tình huống thực tế mà chúng tôi nhận được qua phản ánh của khách hàng là bên mời thầu qua số tổng đài hotline 0904634288, tình huống phản ánh là thư bảo lãnh thiếu hẳn yêu cầu nêu tại mục số 2 và mục số 4 và như vậy đáng tiếc là thư bảo lãnh bị đánh giá là không hợp lệ, hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại.
Mẫu bảo lãnh dự thầu
Một số lưu ý để thư bảo lãnh của ngân hàng không bị lỗi
Để tránh gặp phải tình huống đáng tiếc tương tự trên quý độc giả, nhà thầu cần lưu ý thực hiện theo hai bước sau:
- Một là, nên gửi mẫu thư bảo lãnh cho ngân hàng phát hành và đề nghị ngân hàng phát hành với nội dung theo đúng mẫu này.
- Hai là, sau khi nhận được bản gốc của ngân hàng phát hành, cần kiểm tra, đối chiếu lại với yêu cầu nêu tại mẫu bảo lãnh trong hồ sơ mời thầu, nếu phát hiện có sự khác biệt (đặc biệt là thiếu các điều khoản) thì cần đề nghị phát hành lại.
Hình thức bảo lãnh dự thầu đối với đấu thầu qua mạng
Quy định về bảo đảm dự thầu và hình thức sử dụng thư bảo lãnh dự thầu do một tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng hợp pháp phát hành đã được chúng tôi đề cập đến trong bài viết trước đây tại:
Lưu ý quan trọng về bảo lãnh dự thầu, bài viết nêu trên cũng đã lưu ý vấn đề quan trọng liên quan đến bảo lãnh dự thầu. Ở bài viết này chúng tôi sẽ phân tích những tình huống sử dụng thư bảo lãnh đối với gói thầu đấu thầu qua mạng.
Như chúng ta đã biết khi tham dự thầu qua mạng, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành. Đối với những ngân hàng, tổ chức tín dụng đã kết nối với Hệ thống, nhà thầu thực hiện bảo lãnh dự thầu qua mạng. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa có kết nối đến Hệ thống, nhà thầu quét (scan) thư bảo lãnh của ngân hàng và đính kèm khi nộp E-HSDT. Hiện nay đa số các ngân hàng chưa kết nối đến hệ thống đấu thầu của Chính phủ do đó các thực hiện vẫn là nhà thầu scan thư bảo lãnh của ngân hàng và đính kèm khi nộp hồ sơ dự thầu, do đó thư bảo lãnh gốc này vẫn do nhà thầu lưu giữ và có trách nhiệm nộp bản gốc này cho Bên mời thầu khi:
- Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;
- Nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:
- Nhà thầu có văn bản rút E-HSDT sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E-HSDT;
- Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định;
- Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định;
- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ ít nhiều giúp ích cho quý độc giả, nhà thầu tránh được những trường hợp bị loại đáng tiếc khi tham dự đấu thầu. Hãy theo dõi fanpage
fb.com/dauthau.info và đón xem loạt bài viết đều đặn hàng tuần phân tích và hướng dẫn tham gia đấu thầu online qua mạng đấu thầu quốc gia trên website
DauThau.info. Trân trọng cảm ơn quý độc giả đã luôn quan tâm và ủng hộ chúng tôi./.