Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, việc sửa lỗi là điều chỉnh các sai sót trong hồ sơ dự thầu, bao gồm cả lỗi số học và các lỗi khác, theo các nguyên tắc sau:
Lỗi số học là những sai sót do thực hiện không chính xác các phép tính cộng, trừ, nhân, chia khi tính giá dự thầu. Với các hợp đồng như đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, theo thời gian, chi phí cộng phí, kết quả đầu ra, và tỷ lệ phần trăm, nếu có sự không khớp giữa đơn giá và thành tiền thì đơn giá sẽ là cơ sở sửa lỗi. Nếu đơn giá có sự sai lệch do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần), thì thành tiền sẽ là cơ sở sửa lỗi.
Nếu tổng giá trị các hạng mục không chính xác do lỗi khi cộng trừ giá trị của chúng, thì giá trị của các hạng mục sẽ là cơ sở sửa lỗi.
Nếu giá dự thầu ghi bằng số và chữ không nhất quán, thì giá dự thầu ghi bằng chữ sẽ được ưu tiên sửa lỗi, trừ khi giá ghi bằng chữ không có nghĩa. Nếu giá ghi bằng chữ có sai sót số học, thì giá ghi bằng số sẽ là cơ sở sửa lỗi sau khi được điều chỉnh theo điểm a và b khoản 1 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Nếu cột thành tiền đã có giá trị nhưng không có đơn giá tương ứng, thì đơn giá sẽ được tính bằng cách chia thành tiền cho số lượng. Nếu có đơn giá nhưng cột thành tiền trống, thì giá trị cột thành tiền sẽ được tính bằng cách nhân số lượng với đơn giá. Nếu một nội dung có đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng số lượng trống, thì số lượng sẽ được tính bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá của nội dung đó.
Nếu số lượng xác định theo nguyên tắc này khác với số lượng trong hồ sơ mời thầu, thì sự sai lệch này là sai lệch về phạm vi cung cấp và sẽ được điều chỉnh theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, trừ các gói thầu xây lắp áp dụng hợp đồng trọn gói.
Lỗi nhầm đơn vị tính sẽ được sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ nguyên tắc sửa lỗi nhầm đơn vị tính để đảm bảo quá trình sửa lỗi đúng với quy định của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Dưới đây là một số quy định về đánh giá và kiểm tra hồ sơ dự thầu, quý doanh nghiệp cần nắm để áp dụng hiệu quả cho gói thầu của mình, cụ thể:
Các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm:
Đơn dự thầu.
Thỏa thuận liên danh (nếu có).
Giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có).
Bảo đảm dự thầu.
Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu.
Kiểm tra:
Sự đầy đủ của các thành phần: Đảm bảo tất cả các thành phần theo yêu cầu đều có mặt trong hồ sơ dự thầu.
Sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp: Đối chiếu các nội dung giữa bản gốc và bản chụp để đảm bảo không có sự khác biệt, phục vụ cho quá trình đánh giá chi tiết.
Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cụ thể: Nếu hợp đồng tương tự mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu bổ sung hoặc thay thế hợp đồng tương tự khác trong một khoảng thời gian phù hợp.
Kết quả đánh giá hợp lệ: Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ sẽ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
Quy trình đánh giá: Theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu.
Điều kiện đánh giá năng lực và kinh nghiệm: Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu sẽ được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân hoặc nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình cần đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Trên đây là 06 nguyên tắc sửa lỗi theo Nghị định 24/2024/NĐ-CP mà Huongdandauthau.vn muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu.
Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:
Hotline: 0904.634.288 - 024.8888.4288
Website: https://huongdandauthau.vn
Tác giả: Linh Hồ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn