Để biết cách giải quyết tình huống chỉ có 1 hoặc 2 nhà thầu tham gia gói thầu, doanh nghiệp cần phải am hiểu các quy định về đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh và chào giá trực tuyến, cụ thể:
Đấu thầu rộng rãi: Theo khoản 1 Điều 21 của Luật Đấu thầu 2023, đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu mà không giới hạn số lượng nhà thầu tham gia. Hình thức này áp dụng cho tất cả các gói thầu, ngoại trừ các trường hợp quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật này. Nếu không thực hiện đấu thầu rộng rãi, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do và người có thẩm quyền phải quyết định, chịu trách nhiệm về việc không áp dụng đấu thầu rộng rãi.
Đấu thầu hạn chế: Theo Điều 22 của Luật Đấu thầu 2023, đấu thầu hạn chế là hình thức chọn nhà thầu chỉ mời một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu tham gia, áp dụng trong các trường hợp sau: Gói thầu đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu; Nhà tài trợ vốn cho dự án hoặc gói thầu yêu cầu đấu thầu hạn chế theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận vay nước ngoài.
Chào hàng cạnh tranh: Theo Điều 24 của Luật Đấu thầu 2023, hình thức chào hàng cạnh tranh được quy định rõ như sau:
Chào hàng cạnh tranh áp dụng cho các gói thầu có giá không quá 05 tỷ đồng trong một trong các trường hợp sau đây:
Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, có sẵn trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 của Điều này.
Chào giá trực tuyến: Hình thức chào giá trực tuyến đã được quy định cụ thể trong Mục 2 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Chào giá trực tuyến bao gồm hai quy trình khác nhau: chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường và chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn.
Trường hợp: “Chỉ có 1 hoặc 2 nhà thầu tham gia gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến xử lý như thế nào?”
Chuyên gia trả lời:
Theo quy định tại khoản 5 của Điều 131 trong Nghị định 24/2024/NĐ-CP, hướng dẫn chủ đầu tư xử lý trường hợp khi chỉ có 01 hoặc 02 nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu cho gói thầu áp dụng các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường, phải tuân thủ 1 trong 2 phương án sau đây trong thời hạn không vượt quá 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu:
Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu để thu hút thêm nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này, cần quy định rõ ràng thời gian mới đóng thầu và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu mới;
Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.
Do đó, khi đến thời điểm kết thúc nộp thầu cho các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường và chỉ có 01 hoặc 02 nhà thầu tham gia, chủ đầu tư có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án sau: Cho phép gia hạn thời gian nộp thầu để thu hút thêm sự quan tâm từ các nhà thầu, hoặc Mở thầu ngay để bắt đầu quá trình đánh giá, nhưng không quá 04 giờ tính từ thời điểm đóng thầu.
Trên đây là chia sẻ của Huongdandauthau.vn về cách xử lý trường hợp: “Chỉ có 1 hoặc 2 nhà thầu tham gia gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến xử lý như thế nào?”. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách xử lý tình huống này nếu gặp phải trong quá trình tham gia đấu thầu.
Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn các tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:
Nguồn: Chỉ có 1 hoặc 2 nhà thầu tham gia gói thầu thì xử lý thế nào?
Tác giả: Linh Hồ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn