Mid-page advertisement

05 nội dung nhà thầu cần giải đáp trước khi vào đối chiếu tài liệu

Thứ sáu - 13/09/2024 03:38
Bài viết dưới đây, Huongdandauthau.vn sẽ giúp các nhà thầu hiểu rõ hơn về 05 nội dung chính cần lưu ý và phải giải đáp được trước khi vào đối chiếu tài liệu. Mời các bạn cùng tham khảo!
05 nội dung nhà thầu cần giải đáp trước khi vào đối chiếu tài liệu
05 nội dung nhà thầu cần giải đáp trước khi vào đối chiếu tài liệu

Nội dung bài viết bao gồm:

1. Đối chiếu tài liệu với những nội dung nào?
2. Khi được mời vào đối chiếu tài liệu thì cần chuẩn bị những tài liệu gì?
3. Nhà thầu không tham gia đối chiếu tài liệu khi được mời, bị xử lý như thế nào?
4. Nhà thầu không ký biên bản sau khi tham gia đối chiếu tài liệu, bị xử lý như thế nào?
5. Đối chiếu tài liệu được thực hiện vào thời điểm nào?

1. Đối chiếu tài liệu với những nội dung nào?

Dựa theo quy định tại phụ lục 2A - Biên bản đối chiếu tài liệu, mẫu phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, việc đối chiếu tài liệu được thực hiện ở 02 nội dung:

  • Thông tin về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu qua mạng (E-HSDT)
  • Thông tin về năng lực, kinh nghiệm

2. Khi được mời vào đối chiếu tài liệu thì cần chuẩn bị những tài liệu gì?

Khi được mời vào đối chiếu tài liệu, nhà thầu phải chuẩn bị cho mình một bộ tài liệu chứng minh tính hợp lệ, năng lực kinh nghiệm nhằm để bên mời thầu đối chiếu những thông tin mà nhà thầu đã kê khai trong E-HSDT đã khớp hay chưa. 

Các tài liệu đối chiếu mà nhà thầu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bản gốc bảo đảm dự thầu (đối với trường hợp sử dụng thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy) hoặc tiền mặt hoặc Séc bảo chi theo quy định của hồ sơ mời thầu; 
  • Đối với nhà thầu tự cập nhật số liệu về thuế trên Hệ thống từ năm 2021 trở đi (không phải do Hệ thống tự trích xuất), tài liệu chứng minh thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế của năm gần nhất phù hợp với số liệu về thuế của nhà thầu trên Hệ thống thuế điện tử. Trường hợp số liệu của nhà thầu do Hệ thống trích xuất từ Hệ thống thuế điện tử thì không yêu cầu nhà thầu xuất trình tài liệu để chứng minh;
  • Các tài liệu chứng minh về hợp đồng tương tự mà nhà thầu kê khai, đính kèm trong E-HSDT (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý, thông tin về hóa đơn theo quy định của pháp luật…); tài liệu chứng minh năng lực sản xuất (đối với trường hợp nhà thầu là nhà sản xuất);
  • Tài liệu chứng minh khả năng huy động nhân sự, bằng cấp, chứng chỉ của nhân sự mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT;
  • Tài liệu khác (nếu có).

3. Nhà thầu không tham gia đối chiếu tài liệu khi được mời, bị xử lý như thế nào?

Nhà thầu được bên mời thầu mời vào đối chiếu tài liệu nhưng lại không tham gia, trường hợp này nhà thầu sẽ phải thanh toán cho bên mời thầu một khoản tiền nhất định theo quy định tại mẫu bảo lãnh dự thầu (áp dụng đối với nhà thầu độc lập), ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT như sau:

Theo yêu cầu của nhà thầu, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết(4) sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng] khi nhận được văn bản thông báo từ Bên thụ hưởng về vi phạm của nhà thầu trong các trường hợp sau đây:
 
4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo mời đối chiếu tài liệu hoặc đã đối chiếu tài liệu nhưng từ chối ký biên bản đối chiếu tài liệu, trừ trường hợp bất khả kháng.

Ngoài ra, nhà thầu sẽ bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Điều 18. Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng
 
1. Trừ trường hợp nhà thầu đồng thời được xếp thứ nhất ở nhiều gói thầu hoặc do bất khả kháng, nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện các hành vi sau:
a) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất khi được mời vào đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có);
đối chiếu tài liệu đấu thầu
Đối chiếu tài liệu (Hình minh họa)

4. Nhà thầu không ký biên bản sau khi tham gia đối chiếu tài liệu, bị xử lý như thế nào?

Cũng theo quy định tại mẫu bảo lãnh dự thầu đã nêu ở mục 3, trường hợp nhà thầu có tham gia đối chiếu tài liệu nhưng quên/ cố tình không ký biên bản thì cũng sẽ bị xem là hành vi vi phạm, và nhà thầu phải thanh toán cho bên mời thầu một khoản tiền (bảo đảm dự thầu) khi nhận được văn bản thông báo vi phạm từ bên mời thầu.

5. Đối chiếu tài liệu được thực hiện vào thời điểm nào?

Bước đối chiếu tài liệu được thực hiện sau khi đánh giá xong E-HSDT và trước khi thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (tương tự như bước thương thảo hợp đồng).

Trên đây là chia sẻ của Huongdandauthau.vn về 05 nội dung nhà thầu cần giải đáp được trước khi vào đối chiếu tài liệu. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.

Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:

Tác giả: Phượng Hoa

 Tags: đấu thầu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay1,554
  • Tháng hiện tại24,905
  • Tổng lượt truy cập1,150,120

Liên hệ

  • Tầng 6, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà, Số 131 Đường Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0904634288
  • Email: contact@dauthau.asia
Liên hệ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây