Mid-page advertisement

Quy định về xuất xứ hàng hóa theo pháp luật về đấu thầu

Thứ tư - 14/08/2024 22:30
Xuất xứ hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng trong các cuộc đấu thầu đấu thầu. Vậy theo quy định của pháp luật đấu thầu, xuất xứ hàng hóa được quy định như thế nào? Cùng Huongdandauthau.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Quy định về xuất xứ hàng hóa theo pháp luật về đấu thầu
Quy định về xuất xứ hàng hóa theo pháp luật về đấu thầu

Quy định về xuất xứ hàng hóa theo pháp luật về đấu thầu

Luật Đấu thầu 2023 ra đời đã có những quy định “cởi mở” hơn, đặc biệt tạo điều kiện cho các hàng hóa sản xuất trong nước được ưu tiên tham dự thầu. Quy định chi tiết như sau:

(1) Điểm e khoản 3 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:

e) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tổ chức đấu thầu trong nước mà có ít nhất 03 hãng sản xuất cho 01 mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hoá xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.
(2) Khoản 2 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
2. Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
(3) Điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
đ) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó hoặc từ hãng sản xuất, đại lý của hãng sản xuất do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền với các trang thiết bị, máy móc, phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành của nhà thầu, hãng sản xuất mà không thể mua được từ nhà thầu khác, hãng sản xuất khác;
(4) Khoản 1 Điều 56 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 56. Ưu đãi trong mua thuốc
1. Việc ưu đãi trong mua thuốc thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Luật này và quy định sau đây:
a) Đối với thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng về tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này;
b) Đối với thuốc được Bộ Y tế công bố có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu chỉ chào thầu thuốc xuất xứ trong nước.
Như vậy, so với quy định cũ trước đây, hồ sơ mời thầu hiện nay đã có sự nới lỏng về yêu cầu xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, có thể quy định xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ hoặc thậm chí chỉ định trực tiếp xuất xứ trong một số trường hợp đặc biệt.
hàng hóa trong đấu thầu
Hàng hóa trong đấu thầu (Hình minh họa)

03 câu hỏi về xuất xứ hàng hóa trong đấu thầu

Thời gian gần đây, Huongdandauthau.vn có nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong đấu thầu, dưới đây là 03 câu hỏi tiêu biểu:

1. Nhà thầu có được đề nghị thay đổi hàng hóa sang phiên bản mới hơn được không?

Theo quy định tại khoản 27 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp nhà thầu có đề nghị thay đổi các hàng hóa có phiên bản sản xuất, năm sản xuất mới hơn so với hàng hóa ghi trong hợp đồng thì căn cứ nhu cầu sử dụng, chủ đầu tư được chấp thuận đề xuất của nhà thầu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
 
1. Được nhà thầu thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư.
 
2. Hàng hóa thay thế và hàng hóa ghi trong hợp đồng thuộc cùng hãng sản xuất và có cùng xuất xứ.
 
3. Hàng hóa thay thế có tính năng kỹ thuật, cấu hình, thông số và các yêu cầu kỹ thuật khác tương đương hoặc tốt hơn hàng hóa ghi trong hợp đồng.
 
4. Phù hợp với nhu cầu sử dụng.
 
5. Đơn giá của hàng hóa không vượt đơn giá ghi trong hợp đồng.
Như vậy, nhà thầu được phép đề nghị thay đổi hàng hóa có phiên bản sản xuất, năm sản xuất sang phiên bản mới hơn. Còn hàng hóa đề xuất có được đưa vào áp dụng hay không thì cần có sự chấp thuận của chủ đầu tư.

2. Thông báo mời thầu của gói chào giá trực tuyến có được yêu cầu về xuất xứ hàng hóa không?

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, quy định về xuất xứ trong thông báo mời thầu của gói chào giá trực tuyến như sau:

​​​​​​​1. Chuẩn bị thông báo mời thầu trên cơ sở kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt:
 
Thông báo mời thầu bao gồm các thông tin sau đây:
 
a) Yêu cầu cụ thể về xuất xứ, ký mã hiệu, nhãn hiệu, hãng sản xuất, thông số kỹ thuật của hàng hóa, thời gian giao hàng, bảo hành và các nội dung cần thiết khác (nếu có) đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành dịch vụ và các nội dung cần thiết khác (nếu có) đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn;
Như vậy, trong thông báo mời thầu của gói chào giá trực tuyến, được phép yêu cầu về xuất xứ hàng hóa. Nhà thầu cần lưu ý trường hợp này để không phải thắc mắc khi gặp trường hợp tương tự.

3. Yêu cầu về xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu thông thường là gì?

Yêu cầu về xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu thông thường (áp dụng khi chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu) được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau: 

​​​​​​​​​​​​​​a) Lập hồ sơ yêu cầu:
 
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá chỉ định thầu; điều kiện về hợp đồng.
 
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có);
Như vậy, trong trường hợp chỉ định thầu thông thường, việc quy định ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa là điều được cho phép.

Trên đây là chia sẻ của Huongdandauthau.vn về các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong đấu thầu và một số câu hỏi thường gặp về xuất xứ hàng hóa, hy vọng sẽ hữu ích với các nhà thầu trong quá trình tìm hiểu.

Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:

Tác giả: Phượng Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay1,414
  • Tháng hiện tại21,289
  • Tổng lượt truy cập1,146,504

Liên hệ

  • Tầng 6, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà, Số 131 Đường Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 0904634288
  • Email: contact@dauthau.asia
Liên hệ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây