Có thể hiểu một cách đơn giản, thẩm định hồ sơ mời thầu là quá trình mà Tổ Thẩm định tiến hành xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận, dựa trên những cơ sở đó xem xét và phê duyệt Hồ sơ mời thầu.
Dựa theo Điểm b Khoản 2 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, nội dung thẩm định hồ sơ mời thầu bao gồm:
Về chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu chỉ ra rằng:
“Điều 9. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu...3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
...
Cá nhân tham gia thẩm định hồ sơ thầu cần phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Luật Đấu thầu 2013 và Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT như sau:
Theo khoản 1 Điều 16 Luật Đấu thầu 2013 quy định về cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải đáp ứng điều kiện sau:
1. Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả mời sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đơn vị mua sắm tập trung phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Tác giả: Trần Dung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn